ĐẠI –BI –TÂM ĐÀ –RA –NI

(MAHAKURUNA DHARANI)

 

CHÁNH VĂN và XUẤT TƯỢNG


2. NAM MÔ A RỊ DA


NAMO ARYA
(NA MÔ A RỊ DA)


Quy mạng lễ Thánh-giả


BỔN-THÂN NGÀI NHƯ-Ý-LUÂN BỒ-TÁT


Đây là bản thân của Như-Ý-Luân Bồ -Tát (Phải giữ lòng cung kính)


Kệ tụng :

 

Thân khẩu ý luân đại tổng trì

Vạn đóa liên hoa chánh khai thì

Bạch thanh hồng tử quang biến chiếu

Hữu duyên Phật tử phó thánh tịch

 

 

PHỤ CHÚ.-


Theo trong KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng : “Khi Qúy vị trì tụng câu chú Nam-Mô A Rị Da, thì Bồ-tát NHƯ-Ý-LUÂN sẽ  “XUẤT HIỆN”, giúp cho Qúy vị SANH TÂM CUNG KÍNH “BẬC THÁNH-GIẢ” (BẬC THIỆN-TRI-THỨC).

 

Cũng như có vị PHẬT nào muốn THÂN PHẬT ĐA-BẢO “HIỆN RA”, thì tất cả PHÂN THÂN nói PHÁP ở 10 phương phải hiệp LẠI 1 NƠI.

 

KINH VĂN:

 

Phật bảo ngài Ðại-Nhạo-Thuyết Bồ-Tát Ma-ha-tát: Phật Ða-Bảo đó có NGUYỆN sâu nặng: "Nếu lúc tháp báu của ta vì nghe kinh Pháp-Hoa mà hiện ra nơi trước các đức Phật, có Phật nào muốn đem THÂN TA chỉ bày cho bốn-chúng, thời các vị Phật của Phật đó phân thân ra nói pháp ở các cõi nước trong mười-phương đều phải nhóm cả MỘT CHỖ, vậy sau thân của ta mới “HIỆN RA".

 

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Phẩm 'Hiện Bửu Tháp' Thứ Mười Một

 

 

BỔN-THÂN NGÀI NHƯ-Ý-LUÂN BỒ-TÁT

 

( Thường TRÌ Nam-Mô A Rị Da, để giúp cho Qúy vị SANH TÂM CUNG KÍNH “BẬC THÁNH-GIẢ”.

Và ngược lại nếu “QÚY VỊ” Thường TRÌ Nam-Mô A Rị Da, thì Qúy vị là “HÓA THÂN” của Bồ-tát NHƯ-Ý-LUÂN,  nghĩa là cũng đạt được như Ngài vậy. Cho nên, QÚY VỊ phải giữ TÂM CUNG-KÍNH trong khi trì tụng, THÌ XA LÌA ĐƯỢC TẤT CẢ "ÁC TRI THỨC".)

 

Còn theo “KỆ TỤNG” thì khi TRÌ TỤNG “NAM-MÔ A RỊ DA”, thì Bồ-tát NHƯ-Ý-LUÂN sẽ “XUẤT HIỆN”, giúp cho Qúi-vị “THÂN, KHẨU, Ý” hiệp lại thành một vòng TÂM tương tục không gián đoạn, có khả năng chuyển ĐẠI PHÁP LUÂN TỔNG TRÌ ĐÀ-RA-NI, nên chúng sanh nhờ đó  mà thông đạt TẤT CẢ NGHĨA LÝ, TẤT CẢ PHÁP MÔN.

Làm cho VẠN ĐÓA HOA SEN “TRẮNG, XANH, ĐỎ, TÍM” ở TỊNH ĐỘ NỞ RA, PHÓNG ÁNH  TỪ-QUANG BIẾN  KHẮP, PHẬT-TỬ HỮU DUYÊN sẽ được sanh về 10 PHƯƠNG TỊNH ĐỘ.

 

 

KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG”

HT. THIỀN-TÂM Dịch ra VIỆT-VĂN

 

KỆ TỤNG

HT. TUYÊN-HÓA Kệ-tụng





Comments

Popular posts from this blog